Cách câu xa bờ

Posted: April 26, 2011 in Kỹ thuật và mẹo câu
Hiệu quả của đánh xa bờ thì ai ai cũng nhận ra, tuy nhiên câu lục được kể đến như một môn “nghệ thuật” đã là nghệ thuật thì có nhiều cách hiểu, cách đánh giá khác nhau như vốn có từ bản chất của từ “nghệ thuật”. Vậy cần thủ lục phải cần dùng chữ “biến” để phát huy được thế mạnh và đẳng cấp của mình. Ở đây chữ “biến” có thể hiểu là “tùy cơ mà ứng biến”; có thể đánh xa, gần, các kinh nghiệm đánh lục; nhưng chung quy lại cái gốc vẫn là những suy luận dựa trên cơ sở toán học.

Hành vi của con người được chi phối bởi 5(năm) thuộc tính đó là:
1/ Bản ngã: Ăn, uống, ác độc, tửu sắc, lười nhác…
2/ Tri thức: Học hành, rèn luyện để có tri thức…
3/ Khuôn mẫu xã hội: Môi trường xung quanh, nề nếp, chuẩn mực gia đình, khu phố, các chuẩn tắc truyền thống…
4/ Lịch sử: Những tấm gương đi trước, dữ liệu quy nạp…
5/ Tâm thức: Khi đã thấm nhuần, và hiểu được cái tinh hoa của 4 điểm trên, con người vượt cảnh giới thực, có thể cảm nhận vũ trụ, môi trường, cảm nhận được các kết quả… đó là tâm thức.

Rèn luyện câu lục, hành vi của các cần thủ cũng sẽ bị chi phối bởi 5 yếu tố trên; cảnh giới tâm thức như cảm nhận con cá, cảm nhận phao, tăm cá… đó chính là cảnh giới cao nhất “Đạt đến tâm thức”.

Vậy câu lục có cần dùng nhiều đến tri thức không? Chắc chắn là có! Và thực sự, nếu không có tri thức tìm tòi, thì có câu đến thâm niên 30 năm cũng chưa chắc đã khá được; ở đời người ta hay đổi cho chữ “duyên”…

Để chấm dứt những mạn đàm “dông dài” tôi xin được đi thẳng vào một nội dung của thread này đó là cách ngắm phao xa bờ theo quy tắc “3 điểm” và “2 đường thằng giao nhau” nhằm xác định ổ thính.

Xem hình vẽ:

Đánh lục xa bờ tôi thường làm theo các bước sau:
1/ Chọn chỗ ngồi, ở đây giả sử là điểm B
2/ Lắp cần, vào phao, lục….
3/ Ra cành
4/ Xác định tiêu trái/phải
5/ Thả thính
6/ Đi chơi
7/ Chiến đấu khi có dấu hiệu.

Tôi xin giải thích về những chi tiết thao tác của những bước quan trọng
3/ Ra cành:
+ Sau khi chọn được chỗ ngồi, tôi sẽ tiến hành ra cành; việc làm này chính là xác định vị trí điểm C và I trên hình vẽ; chọn C bằng cách dò ổ (hõm) hoặc xác định I trước (bụi cây, tiêu trên bờ đối diện, hoặc phía xa…) sau đó kéo vào theo độ dài mà mình định đánh.
+ Ra cành cũng đồng nghĩa với việc căn chỉnh phao, sao cho vừa đủ căng cước, không chéo đáy… (tôi sẽ có bài về phao mím sau bài này).
4/ Sau khi ra cành ưng ý tôi đã xác định được B,C,I. Bây giờ đến lúc xác định tiêu.
+ Đầu tiên; tôi cần khóa vị trí B thật chính xác bằng cách cắm một chống cần, sau đó đặt cần lên chống cần sao cho thân cành hướng thẳng và trùng với BCI. Tiếp đó tôi xếp một chỗ ngồi sau cành, sao cho tư thế cầm cành thoải mái nhất; mắt nhìn 4 điểm “đỉnh chống cành”, C (phao) và I thẳng hàng; thân cành trùng với đường thẳng BCI.

*Khi đánh xa bờ; không xác định trước chỗ ngồi, cọc chống cần thì khả năng sai ổ là rất cao; do đó cần phải FIX (cố định) chỗ ngồi trước!

+Tiếp theo tôi xác định thêm 2 đường thẳng cho tiêu trái/phải là AM và A’M’ sao cho cả 2 đường này cắt điểm C (phao của tôi) tại một điểm. Lúc này tôi cần xác định rõ điểm M và M’ là hai điểm tiêu ở bờ xa.

Đến đây là chấm dứt bước “cắm tiêu”.

5/ Thả thính
+ Sau khi đã khóa được điểm (C) chính là đầu phao; tôi thường dùng thuyền thả thính; thính được thả theo hình chữ T với đuôi chữ T hướng vào bờ; thường thính được chia làm 5 phần, hai phần thả cách trái/phải của phao 5~10cm. Còn lại 3 phần được thả chính xác vào phao, lùi sau phao 3cm và lùi sau phao 5cm.

7/ Ôm cần, chờ cá và action
Khi câu; do quá trình thao tác ra vào cước có thể tôi không thể quẳng lục đảm bảo trúng vào điểm C nằm trên BI; vậy tôi cần chấp nhận sai số… giả sử sai số là điểm H hoặc L; tôi chấp nhận ước lượng độ lệch 5cm (5 phân). Do bạn tôi đang ngồi ở điểm A ngắm giúp phao, anh bạn sẽ chỉ xác định phao của tôi cứ nằm trên AM là báo đúng; vậy ổ thính sẽ như nào khi độ lệch là 5cm về trái/phải?

+ Nếu tôi đánh lệch trái thì đó chính là độ dài CE;
+ Nếu tôi đánh lệch phải thì đó chính là độ dài CD;

Bây giờ bài toán tôi đặt ra là độ lệch đó là bao nhiêu? Và có cách nào giảm lệch tốt nhất không?

Tôi sẽ dùng lượng giác để xác định với những dữ liệu sau (trên hình vẽ):
+ Tôi câu xa 30 mét
+ Điểm ngắm tiêu trái phải của tôi là 20 mét
+ Tôi ước đoán từ chỗ tôi ngồi sang bờ bên kia; tiêu thẳng là 330 mét (càng xa cành chính xác)
+ Độ lệch tiêu là 5cm

*Từ dữ liệu này các vị có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Các công thức được dùng là:
– Trong một tam giác vuông, bình phương 2 cạnh góc vuông bằng bình phương cạnh huyền: c^2 = b^2 + a^2 (c cạnh huyền, a, b là cạnh góc vuông)
– Tam giác bất kỳ thì: SIN(A)/a = SIN(B)/b = SIN(C)/c
– Độ lớn của góc (A) = 180*ASIN(SIN(A)) / PI

Từ kết quả có thể nhận thấy, độ lệch với dữ liệu giả định là không thật sự lớn; đều dưới 1Cm và kiểu thả thính chữ T loại bỏ được hẳn sai số này; tuy nhiên để tối ưu thì F và G mới là những điểm chính xác hơn hẳn; lúc đó nếu lệch 5cm bên trái thì khi ngắm trái cần ngắm điểm xa hơn bình thường (E) ~ 1Cm; ngược lại lệch phải mà dùng tiêu trái thì cần ngắm câu gần hơn ~1 Cm.

Khi đánh xa bờ; việc xác định đúng ổ là cực kỳ quan trọng; nếu ngắm tốt, sự chính xác không thua đầu cành là mấy!

Leave a comment